A
Accetto, Matej
Quá khứ và Tương lai Có thể của Bộ máy Tư pháp của Liên minh Châu Âu (EU)

Matej Accetto học luật tại Trường Đại học Ljubljana và tốt nghiệp Cử nhân Luật năm 2000; sau đó ông học bằng Thạc sĩ Luật ở Trường Luật thuộc Đại học Harvard năm 2001 và học Tiến sĩ Luật tại Đại học Ljubljana vào năm 2006, và hiện đang là Phó Giáo sư (Docent) ngành Luật châu Âu. Các chức vụ và hoạt động khác có liên quan của ông bao gồm thời gian làm việc tại Tòa án Liên minh châu Âu (EU) (2003), Học bổng của Tổ chức Luật châu Âu Lord Slynn of Hadley (2003-04) và Học bổng Khách Nghiên cứu Monica Partridge sau tiến sĩ tại Trường Fitzwilliam thuộc Đại học Cambridge (2006).

see author`s profile
B
Banaszak, Bogusław
Hành lang Pháp lý và Đặc điểm của Hệ thống Trọng tài tại Ba Lan

Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tiến sĩ, Danh dự Bogusław Banaszak: Giáo sư Khoa học Pháp lý, Giáo sư danh dự của ba trường Đại học, chuyên gia về luật hiến pháp, là Trưởng Bộ môn Luật Hiến pháp tại trường Đại học Wrocław. Giáo sư B. Banaszak từng là Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Ba Lan thuộc Thủ tướng (2006-2010). Ông cũng là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học, Nghệ thuật và Văn học châu Âu (Paris). Giáo sư Banaszak đã viết trên 300 ấn bản, trong đó có 20 bằng tiếng Anh và 50 bằng tiếng Đức, đặc biệt có hai cuốn sách được đánh giá cao về Luật Hiến pháp Ba Lan và Bách khoa Toàn thư Quốc tế về Pháp luật (Kluwers 2005). Ông ở trong ban biên tập một số tạp chí học thuật và đã giảng dạy hơn 60 lần ở khắp châu Âu, Mỹ Latin và Bắc Mỹ.

see author`s profile
B
Bělohlávek, Alexander J.
Trọng tài về Mặt Quyền được Bảo hộ Pháp lý và Quyền đối với Thủ tục Tố tụng Pháp lý (Quyền của Mỗi Người được Tòa án Xét xử Vụ việc của Mình): Tầm Quan trọng của Quyền Tự chủ và Phạm vi Quyền được Tham gia Thủ tục Tố tụng Hợp pháp

Giáo sư Đại học, Cử nhân Luật, Thạc sĩ, Cử nhân Kinh tế/Cử nhân Y khoa, Tiến sĩ Danh dự, Luật sư được công nhận và hành nghề tại Pra-ha/CZE (Chi nhánh N.J./Mỹ), Thành viên Hợp danh Cao cấp của các Văn phòng Luật Bělohlávek, Bộ môn Luật, Khoa Kinh tế, Ostrava, CZE, Bộ môn Luật châu Âu và Quốc tế, Khoa Luật, trường Đại học Masaryk, Brno, CZE (thỉnh giảng), Chủ tịch Ủy ban Trọng tài ICC Ủy ban Quốc gia CZE, Trọng tài viên tại Pra-ha, Vienna, Kiev v.v. Thành viên ASA, DIS, Hội Trọng tài Áo. Phó Chủ tịch thứ Nhất của WJA – Hội Luật gia Thế giới, Washington D.C./Mỹ.

see author`s profile
D
Damjan, Matija
những biện pháp trọng tài tạm thời và quyền được thẩm vấn.

TS Matija Damjan là nghiên cứu viên tại Viện Luật So sánh thuộc Khoa Luật, Đại học Ljubljana. Trong nghiên cứu, ông tập trung chủ yếu vào lĩnh vực luật thương mại và tư pháp. Ông là thành viên trong nhóm chuyên gia dự thảo Đạo luật Trọng tài Slovenia đã được ban hành năm 2008.

see author`s profile
G
Guglya, Leonila
XUNG ĐỘT QUYỀN LỢI TRONG TRỌNG TÀI: TIN TỪ LIÊN BANG NGA

Leonila Guglya là Cộng sự Nghiên cứu trong Dự án Trọng tài Đầu tư Quốc tế Liên ngành do Khoa Luật Tư pháp Quốc tế của trường Luật thuộc Đại học Geneva thực hiện. Bà có bằng Tiến sĩ Khoa học Pháp lý tại Đại học Trung Âu (Budapest, Hungary); bằng Thạc sĩ về Giải quyết Tranh chấp Quốc tế trong Chương trình Thạc sĩ Geneve về Giải quyết Tranh chấp Quốc tế (Geneva, Thụy Sĩ); bằng Thạc sĩ Luật về Luật Kinh doanh Quốc tế tại Đại học Trung Âu; và các bằng Chuyên sâu về Luật và Cử nhân Luật tại trường Đại học “Học viện Kyiv-Mohyla“ (Kyiv, Ukraine).

see author`s profile
H
Hučková, Regina
Trọng tài – Một cơ hội giải quyết tranh chấp vĩnh viễn không được khai thác?

Cử nhân Luật, Tiến sĩ Regina Palková là cộng tác viên nghiên cứu ngành Luật Thương mại và Luật Kinh tế thuộc Khoa Luật trường Đại học Pavol Jozef Šafárik ở Košice. Bà đã hoàn thành khóa học sau đại học vào năm 2009 với việc bảo vệ thành công luận văn về đề tài "Thủ tục trọng tài trong các vấn đề thương mại - hiện trạng và giải pháp phát triển luật pháp trong tương lai“. Công trình nghiên cứu của bà tiếp tục giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực trọng tài cũng như việc giải quyết tranh chấp ngoài tòa án trong bối cảnh rộng hơn. Bà quản lý dự án viện trợ về "Giải quyết tranh chấp ngoài tòa án ở Slovakia".

see author`s profile
K
Khvalei, Vladimir
CƠ SỞ HIẾN PHÁP CHO TRỌNG TÀI, VÀ KHẢ NĂNG PHÂN XỬ TRỌNG TÀI CỦA CÁC TRANH CHẤP Ở NGA VÀ CÁC NƯỚC CIS KHÁC

Vladimir Khvalei, Thành viên Viện Trọng tài theo Quy định Hoàng gia (CIArb), là thành viên hợp danh tại văn phòng Mát-xcơ-va của hãng luật Baker & McKenzie và trưởng Nhóm Giải quyết Tranh chấp CIS. Ông Khvalei là Phó Chủ tịch Tòa Trọng tài Quốc tế ICC, chủ tịch Ủy ban Trọng tài ICC Nga và nằm trong danh sách trọng tài viên của các tổ chức trọng tài tại Áo, Nga, Belarus và Kazakhstan.

see author`s profile
K
Klíma, Karel

Giáo sư Danh dự, Cử nhân Luật, Phó Tiến sĩ Khoa học. TSKH Karel Klíma là giảng viên đại học, hiện đứng đầu bộ môn Luật Hiến pháp tại Khoa Luật trường Đại học West Bohemian ở Plzeň. Thành viên lâu năm của Hội đồng Hội Luật Hiến pháp Quốc tế (IACL), thành viên Viện Luật So sánh, thành viên Hội Luật gia Thế giới và Chủ tịch Chi hội Cộng hòa Séc.

see author`s profile
K
Koláčková, Jana
Quy trình trọng tài trong các mối quan hệ không cân bằng – Bên bờ công lý. Những giới hạn hiến pháp của quy trình trọng tài.

Thạc sĩ, nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Đại học Masaryk, Khoa Luật, Bộ môn Luật Hiến pháp và Khoa học Chính trị, Cố vấn tại Tòa Hành chính Tối cao, Cựu Thứ trưởng về Nhân Quyền và Dân tộc Thiểu số và Vụ trưởng Vụ Nhân Quyền thuộc Văn phòng Chính phủ.

see author`s profile
M
Meindl, Elisabeth
Hiến chương Liên minh Châu Âu (EU) về các Quyền Cơ bản và Chính sách Công trong Luật Trọng tài Quốc tế

Cộng tác viên với Trưởng Bộ môn Luật Công pháp / Chức danh Jean Monnet (Nghiên cứu viên và Giảng viên); Kỳ thi Nhà nước số 1 và số 2 về Luật; có kinh nghiệm làm việc (thực tập) ở cơ quan đại diện cho Bavaria tại EU ở Brúc-xen; đang làm luận án tiến sĩ về các mối quan hệ đối ngoại của các nước thành viên Liên bang Đức; các lĩnh vực nghiên cứu: luật EU, Luật Công pháp và Tư pháp Quốc tế, Trọng tài

see author`s profile
R
Rainer, Arnold
Hiến chương Liên minh Châu Âu (EU) về các Quyền Cơ bản và Chính sách Công trong Luật Trọng tài Quốc tế

Giáo sư chính thức tại Trường Đại học Regensburg, Trưởng bộ môn Luật Công pháp, Luật So sánh, Luật EU và Luật Hành Chính và Kinh tế, Giáo sư Chương trình Jean Monnet Đích danh (Các Quan hệ Pháp lý của EU với Trung, Đông và Đông Nam châu Âu), cựu Giáo sư Chương trình Jean Monnet về Luật EU; đã nhiều năm làm Giáo sư Thỉnh giảng của Trường Đại học Paris I và Paris II; nhiều lần làm Giáo sư Thỉnh Giảng tại Trường Đại học Strasbourg, Roma (La Sapienza), Bologna; Giám đốc Khoa Nghiên cứu Luật Đức tại Trường Đại học Moscow State Lomonossov; Giám đốc Trung tâm Luật EU ở Trường Đại học Bahcesehir, Istanbul; Viện sĩ Thông tấn của Viện Hàn lâm Khoa học Bologna; Thành viên Danh dự của Hiệp hội Luật Hiến pháp của Nga và Slovenia.

see author`s profile
S
Scherer, Matthias
Thủ tục Tố tụng Hủy bỏ ICSID dựa trên việc vi phạm nghiêm trọng một quy tắc tố tụng cơ bản (Điều 52(1)(d) của Công ước ICSID)

Matthias Scherer, Thành viên Hợp danh, LALIVE (Geneva). Tác giả muốn cám ơn sự giúp đỡ của Ông Guillaume Aréou và Ông George Walker - các thực tập sinh luật tại LALIVE trong quá trình viết bài này.

see author`s profile
S
Schultz, Thomas
BA MỤC TIÊU TRONG LĨNH VỰC GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP

Giảng viên cao cấp Trường Đại học Geneva, biệt phái bán thời gian sang Viện Đại học Nghiên cứu Quốc tế và Nghiên cứu Phát triển; Giám đốc Điều hành, Thạc sĩ về Giải quyết Tranh chấp Quốc tế (MIDS) của Trường Đại học Geneva; Thư ký Tòa soạn, Tạp chí Giải quyết Tranh Chấp quốc tế. Ấn bản trước đây của bài viết này đã được đăng với tiêu đề là ‘Theoretical Musings on the Roles of Dispute Resolution Systems – With Special Consideration of Online Dispute Resolution’ (Tư duy Lý thuyết về Vai trò của Hệ thống Giải quyết Tranh chấp - Đặc biệt Xét đến Giải quyết Tranh chấp Trực tuyến), trong ADR IN BUSINESS (A. Ingen-Housz, ed, 2010). Nghiên cứu được Quỹ Khoa học Quốc gia Thụy Sĩ hỗ trợ.

see author`s profile
S
Simon, Pavel
Quy trình trọng tài trong các mối quan hệ không cân bằng – Bên bờ công lý. Những giới hạn hiến pháp của quy trình trọng tài.

Tiến sĩ Luật, Thẩm phán Tòa án Hạt Cheb, hiện được giao làm Tác giả bình luận về Luật Tố tụng Dân sự Quốc tế châu Âu của Tòa án Tối cao Séc ở Drápal, Bureš a kol.: Občanský soudní řád. Komentář

see author`s profile
S
Slašťan, Miroslav
Chấp nhận Nhân quyền và các Giá trị Hiến pháp trong việc Xem xét lại các Phán quyết Trọng tài của các Tòa án nước Cộng hòa Slovak

Là giảng viên Đại học, hiện đang làm trưởng Bộ môn Luật Quốc tế và Luật châu Âu tại Khoa Luật của Trường Đại học Paneuropean ở Bratislava, Lĩnh vực chuyên môn: Luật châu Âu và luật hiến pháp. Nghiên cứu gần đây của ông tập trung vào sự bảo vệ tư pháp của Luật EU trước Tòa án Tư pháp và tòa án quốc gia của các nước thành viên EU.

see author`s profile
S
Suchoža, Josef
Trọng tài – Một cơ hội giải quyết tranh chấp vĩnh viễn không được khai thác?

Cử nhân Luật, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Jozef Suchoža là một chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực luật thương mại. Ông là tác giả của một số chuyên khảo nghiên cứu và rất nhiều bài báo và nghiên cứu chuyên môn và là đồng tác giả cuốn sách giáo khoa toàn diện đầu tiên của Slovakia về luật thương mại. Ông là thành viên Hội đồng Khoa học tại Viện Nhà nước và Pháp luật của Viện Hàn lâm Khoa học Séc tại Pra-ha và là trọng tài viên quốc tế trong danh sách các trọng tài viên của Tòa án Trọng tài thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Slovakia và của Tòa án Trọng tài thuộc Phòng Kinh tế và Phòng Nông nghiệp Cộng hòa Séc. Ông hiện đang làm giám đốc phụ trách một dự án tập trung vào vấn đề giải quyết tranh chấp ngoài tòa án ở Slovakia (LPP-0076-09 – Giải quyết tranh chấp ngoài tòa ở Slovakia) do Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển của Slovakia (APVV) tài trợ.

see author`s profile
Żukowski, Łukasz
Hành lang Pháp lý và Đặc điểm của Hệ thống Trọng tài tại Ba Lan

Tiến sĩ Łukasz Żukowski sinh năm 1975 ở Wrocław. Ông đã hoàn thành khóa học Thạc sĩ tại Khoa Pháp luật, Hành chính Quản trị và Kinh tế học của Trường Đại học Wrocław vào năm 1999. Hiện ông đang làm Phó Giáo sư chuyên ngành Luật Hiến pháp tại Trường Đại học Wrocław. Tiến sĩ Żukowski là tác giả của các bài báo về luật hiến pháp Ba Lan và nhân quyền. Lĩnh vực quan tâm chính của ông là quy định hiến pháp về công quỹ. Luận văn của ông viết về chủ đề vị trí của ngân hàng trung ương Ba Lan theo luật hiến pháp trong bối cảnh Ba Lan gia nhập khu vực đồng tiền chung châu Âu.  

see author`s profile