Hiến chương Liên minh Châu Âu (EU) về các Quyền Cơ bản và Chính sách Công trong Luật Trọng tài Quốc tế
pages 87 - 105
ABSTRACT:

Bài viết mô tả tập hợp các quy định có liên quan ở Đức trong đó có các quy chế về chính sách công. Điểm đặc biệt chú ý là ảnh hưởng của luật quốc tế, cụ thể là luật EU, đối với cách diễn giải và phạm vi của những quy chế này. Điều còn chưa rõ là Hiến chương EU về các quyền cơ bản, có hiệu lực từ ngày 01.12.2009, sẽ có ảnh hưởng đến mức độ nào đối với quyền tài phán về khía cạnh đó. Các hội đồng trọng tài và tòa án các nước đều có nghĩa vụ tuân thủ các quy chế về chính sách công. Các quy định liên quan ở Đức được mô tả chi tiết và nhấn mạnh đặc biệt vào khái niệm một trật tự công cộng quốc tế (ordre public international) được áp dụng trong luật trọng tài.

keywords

about the authors

Cộng tác viên với Trưởng Bộ môn Luật Công pháp / Chức danh Jean Monnet (Nghiên cứu viên và Giảng viên); Kỳ thi Nhà nước số 1 và số 2 về Luật; có kinh nghiệm làm việc (thực tập) ở cơ quan đại diện cho Bavaria tại EU ở Brúc-xen; đang làm luận án tiến sĩ về các mối quan hệ đối ngoại của các nước thành viên Liên bang Đức; các lĩnh vực nghiên cứu: luật EU, Luật Công pháp và Tư pháp Quốc tế, Trọng tài

Giáo sư chính thức tại Trường Đại học Regensburg, Trưởng bộ môn Luật Công pháp, Luật So sánh, Luật EU và Luật Hành Chính và Kinh tế, Giáo sư Chương trình Jean Monnet Đích danh (Các Quan hệ Pháp lý của EU với Trung, Đông và Đông Nam châu Âu), cựu Giáo sư Chương trình Jean Monnet về Luật EU; đã nhiều năm làm Giáo sư Thỉnh giảng của Trường Đại học Paris I và Paris II; nhiều lần làm Giáo sư Thỉnh Giảng tại Trường Đại học Strasbourg, Roma (La Sapienza), Bologna; Giám đốc Khoa Nghiên cứu Luật Đức tại Trường Đại học Moscow State Lomonossov; Giám đốc Trung tâm Luật EU ở Trường Đại học Bahcesehir, Istanbul; Viện sĩ Thông tấn của Viện Hàn lâm Khoa học Bologna; Thành viên Danh dự của Hiệp hội Luật Hiến pháp của Nga và Slovenia.

download / BUY
You can download this article FOR FREE
download the article(PDF)